Công văn kiến nghị xem xét bãi bỏ biện pháp tự vệ đối với Phân bón DAP

Ngày 02/03/2018 Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 686/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP. Sau hơn 03 năm thực hiện, đã ít nhiều phát huy tác dụng bảo trợ sản xuất trong nước. Tuy nhiên cho đến nay, việc tiếp tục duy trì biện pháp tự vệ và thuế nhập khẩu đang thực sự phản tác dụng, phân DAP trong nước khan hiếm khiến giá tăng vọt làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản, đẩy khó khăn lên nền sản xuất nông nghiệp trong nước mà người chịu thiệt hại trước tiên là Nông Dân, vì vậy ngày 24/02/2021 Vinacam đã gửi công văn số 41/VNC-KD kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương với nội dung như sau:

Kính gửi: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Kính thưa Thủ tướng, thưa Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam là đơn vị thuộc Top 10 các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu phân bón hóa học lớn nhất Việt Nam (Theo VNR500). Trước diễn biến phức tạp của thị trường phân bón thế giới thời gian gần đây, Tập đoàn Vinacam xin báo cáo và đề xuất Thủ tướng xem xét:

Để bảo trợ cho các nhà máy sản xuất trong nước (chủ yếu là DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai); ngày 02 tháng 03 năm 2018 Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 686/QĐ-BCT v/v áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP. Sau hơn 03 năm thực hiện, bước đầu biện pháp tự vệ được quy định tại văn bản trên đã ít nhiều phát huy tác dụng bảo trợ sản xuất trong nước, 2 nhà máy DAP trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Bộ Công Thương) đã dần tìm kiếm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và có tham gia xuất khẩu. Ước tính cả nghìn tỷ đồng đã được thu vào ngân sách thông qua việc đánh thuế nhập khẩu và thuế tự vệ (1.128.531 đ/tấn giai đoạn 19/08/2017 - 06/03/2019; 1.072.104 đ/tấn giai đoạn 07/03/2019 - 06/03/2020; 1.050.622 đ/tấn giai đoạn 07/03/2020 - 06/03/2021; 1.029.219 đ/tấn giai đoạn 07/03/2021 - 06/03/2022 và 1.007.778 đ/tấn giai đoạn 07/03/2022 - 06/09/2022).

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, việc tiếp tục duy trì biện pháp tự vệ và thuế nhập khẩu nói trên đang thực sự phản tác dụng, phân DAP trong nước khan hiếm khiến giá tăng vọt làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản, đẩy khó khăn lên nền sản xuất nông nghiệp trong nước mà người chịu thiệt hại trước tiên là Nông Dân, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Cụ thể:

Thị trường phân bón thế giới trong 2 tháng gần đây đã tăng đột biến do khan hiếm nguồn cung. Đơn cử giá FOB bình quân (theo nguồn tạp chí Argus):

Nước xuất khẩu

Giá FOB tháng 11/2020 (USD/tấn)

Giá FOB tháng 02/2021 (USD/tấn)

Tăng (+); Giảm (-)

(USD/tấn)

DAP

MAP

UREA

DAP

MAP

UREA

DAP

MAP

UREA

Trung Quốc

357-360

362-367

270-275

515-520

570-572

355-360

+ 158→160

+ 205→208

+ 85

Mỹ

361

361

240-259

530

530

357-391

+ 169

+ 169

+ 17→132

Ai Cập

360-370

-

250-256

535-545

-

353-380

+ 175

-

+ 03→124

Nga

340-350

343

230-235

535-540

564-565

348-365

+ 190→195

+ 222

+ 18→130

Indonesia/ Malaysia

-

-

257-260

-

-

365-367

-

-

+ 108


Trong nước, từ tháng 12/2020, do giá thế giới tăng; Tàu biển khan hiếm; Giá cước container tăng cao gấp 3-5 lần trước đó cộng với hàng rào kỹ thuật từ biện pháp tự vệ, khiến giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam tăng đột biến. Hiện tại tồn kho hàng DAP nhập khẩu gần như bằng không trong khi nhu cầu vụ Xuân – Hè đang đến gần khiến giá bán tại Việt Nam tăng gần như thẳng đứng:

Mặt hàng

Giá bán tại thị trường phía Nam (bình quân đ/tấn)

So sánh tháng 11/2020 với tháng 02/2021 (đ/tấn)

Tháng

11/2020

Tháng 12/2020

Tháng 01/2021

Tháng 02/2021

DAP Trung Quốc (xanh)

10.400.000

11.250.000

13.800.000

15.500.00

+ 5.100.000

DAP Trung Quốc (nâu)

9.800.000 - 10.200.000

Hết hàng

Hết hàng

Hết hàng

-

DAP Korea

12.800.000

12.900.000

13.500.000

15.500.000

+ 2.700.000

DAP Đình Vũ – Lào Cai (giá nhà máy chưa chiết khấu thương mại)

8.628.000

8.428.000

8.628.000

9.528.000

+ 900.000

DAP Đình Vũ – Lào Cai (giá thị trường)

8.450.000 – 8.500.000

8.700.000 – 8.800.000

9.000.000 – 9.200.000

10.400.000

+ 1.950.000


Với kinh nghiệm của mình và qua khảo sát hệ thống đại lý, Tập đoàn Vinacam cho rằng tình hình thiếu hụt DAP trong nước hiện nay LÀ RẤT NGHIÊM TRỌNG.

Trước tình hình khẩn cấp nêu trên, để có đủ nguồn DAP phục vụ cho vụ Xuân - Hè (vụ sản xuất lớn nhất tại thị trường phía Nam) đang tới gần, Tập đoàn Vinacam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ Công Thương xem xét áp dụng BIỆN PHÁP KHẨN CẤP, tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu bổ sung cho nhu cầu tại Việt Nam để các giao dịch nhập khẩu có thể trở lại bình thường từ đầu tháng 03/2021.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ; Bộ Công Thương xem xét.

Xin trân trọng!



Logo Tập đoàn VinacamTập Đoàn Vinacam

Tập đoàn Vinacam là một Tập đoàn đa ngành nghề, chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi tự hào là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm phân bón của Vinacam luôn được lựa chọn từ nhưng nhà sản xuất uy tín trên thế giới với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh và bao bì đẹp

Văn Phòng Chính(Khu liên cơ quan) 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Số ĐKKD: 0303800051 | Ngày cấp: 19/05/2005 | Sửa đổi lần 8 ngày: 10/10/2017 | Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP.HCM
Bản quyền © 2007 Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam.