Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động tại Đại hội Cổ đông và họp mặt bạn hàng năm 2010

Ngày 19 tháng 5 là ngày Công ty Cổ phần Vinacam được thành lập và cũng là ngày được chọn làm ngày tổ chức Đại hội Cổ đông và họp mặt bạn hàng hàng năm.
Một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm tại Đại hội là Báo cáo của Hội đồng quản trị. Chúng tôi xin đăng toàn văn bài phát biểu dự kiến sẽ được ông Vũ Duy hải, Chủ tịch HĐQT đọc trước Đại hội lần thứ 5 tổ chức vào ngày 19/5/2010 tới đây.





Kính thưa:  CÁC VỊ CỔ ĐÔNG, CÁC QUÝ ĐẠI BIỂU, BẠN HÀNG!

Hôm nay, hòa trong không khí vui mừng của những ngày hội lớn, Đại Hội Cổ Đông Và Họp Mặt Bạn Hàng của Vinacam - Như thường lệ lại được tổ chức đúng ngày sinh nhật Bác - Đây cũng là ngày đánh dấu mốc kỷ niệm 5 năm ra đời của một thương hiệu mới, thương hiệu Vinacam theo định hướng “Hợp tác Cùng Phát Triển”.

Nhân dịp kỷ niệm long trọng này, thay mặt Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám đốc cùng toàn thể CBCNV Công ty, cho phép Tôi trân trọng gửi lời chúc sức khỏe, lời tri ơn chân thành đến tất cả các Quý vị Cổ đông, Quý Đại biểu, Bạn hàng đã chia sẻ với chúng tôi những lúc khó khăn, đã rộng lòng hỗ trợ và giúp đỡ để chúng tôi có bước phát triển hôm nay. Xin cám ơn tất cảc các Quý vị đã dành thời gian quý báu đến động viên Vinacam trong buổi gặp mặt này.

Kính thưa các Vị Cổ đông, các Quý Đại biểu, Bạn hàng !

Năm năm trước, ngày 19 tháng 5 năm 2005, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Vinacam được thành lập trên cơ sở vốn góp của 5 thành viên sáng lập trong đó Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp góp 12,5 tỷ toàn bộ bằng tài sản (chiếm 36,76% trên tổng nguồn vốn 34 tỷ đồng). Tuy nhiên do phần lớn số tài sản này là tài sản thu hồi công nợ của Ngân hàng Việt Hoa và chưa hoàn tất các thủ tục chuyển quyền đăng nhập sở hữu nên Vinacam vẫn phải tiếp tục đầu tư và chịu khấu hao trong khi hiệu quả khai thác không đủ bù chi phí.

Khi thực hiện góp vốn để thành lập Vinacam, kỳ vọng lớn nhất của các Cổ đông và cũng là kỳ vọng của tập thể người lao động đó là tiếp tục được Tổng Công ty hỗ trợ để ổn định Sản xuất - Kinh doanh, ổn định công ăn việc làm và thu nhập. Vì toàn bộ số lao động tại Vinacam là người lao động mất việc khi Chi nhánh Tổng Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh giải thể để phục vụ công tác cổ phần hóa văn phòng Hà Nội. Rất tiếc, kỳ vọng trên đã trở thành hoang mang, thất vọng, bởi chỉ sau 4 tháng, do một số bước đi sai lầm về đầu tư trước đây (có lẽ cũng không loại trừ lý do: Toàn bộ số lao động tại Chi nhánh cũ đã “an bài” nghỉ theo chế độ 41!), Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp đột ngột ra văn bản rút lui bằng cách ép bán lại toàn bộ số cổ phần đã góp cho các sáng lập viên còn lại.

Từ đây, ngoài các hệ lụy pháp lý phát sinh sau này do nhận thức phiến diện không tôn trọng lịch sử và thực tế khách quan của Tổng Công ty. Có thể nói, Vinacam đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn tưởng chừng không vượt nổi. Trước mắt đó là nguy cơ thua lỗ hàng tỷ đồng do phải tiếp nhận toàn bộ công nợ khó đòi và một lượng lớn hàng tồn kho chậm luân chuyển của Chi nhánh Tổng Công ty chuyển sang trong khi giá vật tư phân bón, nông sản diễn biến phức tạp với chiều hướng ngày càng bất lợi.

Chấp nhận thách thức, xác định khó khăn là phương thuốc thử, tập thể lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên Công ty đã quyết tâm tập trung trí tuệ tháo gỡ bằng các bước đi thận trọng.

Phát huy lợi thế từ kinh nghiệm lâu năm trong ngành Vật tư Nông nghiệp, từ mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với các Đại lý, Bạn hàng trong nước và Quốc tế. Hội đồng Quản trị Công ty xác định: Giai đoạn đầu lấy kinh doanh phân bón hóa học làm đòn bẩy.

Thực hiện chủ trương trên Vinacam tiếp tục sàng lọc, đầu tư mở rộng hệ thống Đại lý tại tất cả các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên - Đông và Tây Nam bộ. Bên cạnh hệ thống Đại lý rộng khắp chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ tiêu thụ và ủy thác nhập khẩu của các Bạn hàng có tên tuổi trong ngành như Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp II Đà Nẵng, Công ty phân bón Miền Nam, Công ty phân bón Bình Điền .. Trong bước khởi đầu, chúng tôi ghi ơn sự giúp đỡ kịp thời của Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Gia Định, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang, Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Thành Đô, Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Long Biên .. đã chung tay tạo nguồn tín dụng cho Vinacam phát triển.

Mặc dù với bước khởi đầu kinh doanh phân bón gặt hái được nhiều may mắn và hiệu quả, nhưng, trước “Người khổng lồ” là Tổng công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức tham gia điều tiết thị trường từ nguồn Urea giá rẻ. Kèm theo đó các dự án lớn của Chính phủ tiếp tục được triển khai như khí điện đạm Cà Mau, Urea Ninh Bình, xây dựng nhà máy sản xuất DAP Đình Vũ .. Hội đồng Quản trị Vinacam nhận định: Ngành Kinh doanh phân bón trong vài ba năm tới sẽ chịu điều tiết mạnh từ các Tập đoàn kinh tế lớn, khối lượng hàng nhập khẩu, đặc biệt với các loại hàng chủ lực là Urea và Dap sẽ ngày càng giảm sút. Với nhận định trên, Đại hội Cổ đông năm 2006 đã thông qua định hướng: Đổi tên Công ty từ Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Vinacam thành Công ty cổ phần Vinacam để thuận việc triển khai các ngành nghề kinh doanh khác trên cơ sở lấy kinh doanh phân bón làm chỗ dựa nhằm đảm bảo đến năm 2010 Vinacam có một nhà máy sản xuất ổn định tạo tiền đề cho việc triển khai lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản. Kết quả: Sau khi phát hành tăng vốn từ 34 tỷ lên 52 tỷ, dùng nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận để lại, Vinacam đã góp 30,1 tỷ = 70% vốn điều lệ để thành lập Công ty Cổ phần Vina G7 chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Sau 8 tháng xây dựng, từ tháng 4 năm 2008 nhà máy sản xuất đồ gỗ trực thuộc Vina G7 đã chính thức bước vào sản xuất. Mặc dù đã xác định mức dự phòng rủi ro cho Vina G7 trong 3 năm từ nguồn lợi nhuận kinh doanh phân bón nhưng chỉ tính đến 31 tháng 12 năm 2009 Vina G7 đã thực hiện xuất khẩu trên 500.000 sản phẩm gỗ gia dụng với doanh số 5.366.676 usd và đã tự cân đối, bù đắp được chi phí. Theo kế hoạch năm 2010 nhà máy phấn đấu đạt mức lợi nhuận khoảng 12 tỷ. Có thể nói Vina G7 là một trong những điển hình minh chứng tính đúng đắn của Vinacam khi chú trọng phát triển sản xuất trong chiến lược phát triển đa ngành. Theo đánh giá của các chuyên gia, với mặt bằng giá của thời điểm hiện nay, việc đầu tư một nhà máy như Vina G7 (Bao gồm cả máy móc nhà xưởng, đất đai, khu cư xá ..) phải cần xấp xỉ 100 tỷ gấp 2,5 lần số vốn đầu tư của năm 2007.

Với các Lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác như: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần vận tải Vinacam, Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng Vinacam, Công ty Cổ phần Vina G8 để triển khai cụm công nghiệp có độ độc hại cần cách ly cao tại Tiền Giang, thành lập Công ty Cổ phần Vinacam Hà Nội .. đã được thực hiện đúng kế hoạch. Các Công ty này đều được đầu tư theo định hướng phát triển lâu dài nên trước mắt chưa thể có đóng góp lợi nhuận về Công ty mẹ. Tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng các quyết định đầu tư đa ngành này là đúng hướng và phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.

Thưa các Quý vị Đại biểu, Quý vị Cổ đông, Quý Bạn hàng !

Một vài lời sơ lược không thể nói hết được những chông gai vất vả mà Vinacam đã trải qua. Chỉ biết rằng, hôm nay đây thay mặt Hội đồng Quản trị Vinacam Tôi tự hào tuyên bố: 5 năm qua Vinacam đã khẳng định được thương hiệu tốp 10 trong 500 Doanh nghiệp kinh doanh phân bón lớn nhất Việt Nam, với nhiều thành tích đáng ghi nhận đó là:  

- Về công tác quản lý:Đã thực hiện công tác tổ chức quản lý hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008.

- Về Cung ứng Vật tư Nông nghiệp:Đã thực hiện cung ứng cho thị trường toàn quốc trên 2.214.417 tấn phân bón các loại với doanh số 11.200 tỷ cùng hàng trăm tỷ tiền thuế đã được đóng góp cho ngân sách thành phố.

- Về Xuất khẩu:Đã thực hiện xuất khẩu và thu về 13.550.050 usd trong đó xuất khẩu phân bón và Nông sản là 25.500 tấn doanh thu 8.183.375 usd; Xuất khẩu sản phẩm gỗ gia dụng đạt 500.000 Sản phẩm doanh số 5.366.676 usd.

- Về chính sách xã hội:Đã thực hiện chi 430.000.000đ từ nguồn phúc lợi, từ thù lao Hội đồng Quản trị, từ đóng góp ngày lương của CBCNV cho công tác hỗ trợ giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai .. Chúng tôi biết tuy đây là số tiền không lớn so với sự đóng góp của nhiều Doanh nghiệp khác trong ngành nhưng thực sự nó rất lớn so với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể đội ngũ Lãnh đạo và CBCNV tại Vinacam.

- Về chăm lo đời sống người lao động:Đã tăng mức lương từ khởi đầu 2.800.000đ/tháng/người của năm 2005 lên 9.100.000đ/tháng/người của 2010. Các chế độ chính sách cho người lao động được đặc biệt quan tâm thông qua tổ chức Công đoàn. Tổ chức Đảng tiếp tục được củng cố sau khi đã chuyển về sinh hoạt tại Đảng bộ khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về Kết quả kinh doanh:Nếu kết thúc năm Tài chính 2005, Vinacam chỉ đạt tổng mức lợi nhuận là 616 triệu thì đến năm 2009 Vinacam đã đạt mức 28 tỷ 80 triệu. Tổng lợi nhuận hạch toán sau 5 năm đạt 64 tỷ 100 triệu. Thặng dư vốn và nguồn tích lũy tại các quỹ đạt 49 tỷ 200 triệu.

Kính thưa các Quý vị Cổ đông, Quý Đại biểu, Bạn hàng !

- Về các tranh chấp pháp lý xung quanh việc Tổng Công ty chậm trễ làm các thủ tục để Vinacam đăng nhập tài sản: Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến tại văn bản số 423/VPCP-KNTN ngày 19 tháng 01 năm 2010 giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo giải quyết dứt điểm các khiếu nại của Vinacam liên quan đến việc Tổng Công ty nhượng bán cổ phần tại Vinacam trước đây. Căn cứ chỉ đạo trên, Vinacam đang hoàn tất các văn bản pháp lý yêu cầu Tổng Công ty quyết định dứt điểm trong năm 2010 để Vinacam có thể thực hiện lộ trình đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán vào thời gian thích hợp.

Đối với vụ tranh chấp quyền sở hữu 607.600 cổ phiếu Bảo Minh, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra phán quyết buộc Tổng Công ty phải sang tên toàn bộ số cổ phiếu này cho Vinacam và bồi thường cho Vinacam trên 44 tỷ đồng. Do cả hai bên đều tiếp tục có khiếu nại, vụ việc sẽ được Hội đồng Thẩm phán quyết định trong phiên Giám đốc thẩm gần đây. Chúng ta tin tưởng rằng vụ việc này sẽ được giải quyết công bằng trên cơ sở các quy định của pháp luật tương tự như vụ tranh chấp cổ phiếu cảng Đình Vũ giữa Tổng Công ty với Apromaco đã được Cục thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành.

Về kết quả kinh doanh năm 2009, xin quý vị bớt chút thời gian nghiên cứu tại phụ lục bổ sung. Xin cho phép tôi được nêu lên sơ lược một vài nét chính: Năm 2009 là năm chịu nhiều ảnh hưởng của dư âm khủng hoảng toàn cầu để lại từ năm 2008. Các ảnh hưởng của dư chấn này đến với Vinacam cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng chúng tôi đã rất may mắn. Có thể đó là sự may mắn tổng hợp, may mắn từ tâm linh, từ việc chúng tôi được gặp và làm việc với các đối tác tốt, các bạn hàng tốt - Đó là những người anh, người chị, những đồng nghiệp đại diện các Công ty, đơn vị đang ngồi trong khán phòng này và những khách mời khác vì lý do đặc biệt không thể đến dự cùng Vinacam cuộc vui hôm nay. Chúng tôi may mắn vì chúng tôi đã được giúp đỡ thân tình về mọi mặt để chúng tôi biết lượng trước sức mình, chớp lấy thời cơ để thực hiện thắng lợi hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 với các kết quả khá ấn tượng: 503.516 tấn phân bón các loại đã được cung ứng ra thị trường toàn quốc. Lợi nhuận trước thuế là 28 tỷ 80 triệu, sau khi chia cổ tức 30% còn trích lập các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, phúc lợi, tổng cộng 8 tỷ 300 triệu.

Một lần nữa xin Quý vị một tràng pháo tay nhiệt liệt giúp Vinacam chuyển lời bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình các CBCNV đã và đang công tác tại Vinacam. Vì các cụ, các ông, các bà, các cô bác đã gởi đến cho chúng tôi những người lao động cần cù, sáng tạo, có trách nhiệm với ý thức xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tất cả các quý vị Cổ đông, quý Đại biểu, bạn hàng đã đồng cảm và chia sẻ, giúp đỡ Vinacam trong suốt chặng đường đã qua cũng như tương lai phía trước.

Kính thưa các Quý vị Cổ đông, Quý Đại biểu, Bạn hàng !

Đại hội cổ đông và gặp mặt bạn hàng hôm nay cũng là thời điểm đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng Quản trị cũ. Để thực hiện việc bàn giao tay lái cho Hội đồng Quản trị mới, chúng tôi - Những thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã thảo luận và đưa ra định hướng phát triển cho nhiệm kỳ 2010 - 2015 với các mục tiêu sau:

- Đối với Kinh doanh phân bón và Nông sản:Tiếp tục tục mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu Vinacam trong lĩnh vực kinh doanh phân bón trên toàn quốc để khẳng định rằng Vinacam luôn là nhà cung cấp phân bón hóa học có uy tín về mọi mặt. Giảm dần việc nhập khẩu các chủng loại phân bón thông thường. Chú trọng tập trung phát triển thị trường các loại phân bón mới được sản xuất với kỹ thuật cao, đặc biệt là kali Israel. Phấn đấu trong 5 năm tới người tiêu dùng sẽ sử dụng trên 35% kali Israel trong tổng nhu cầu sử dụng kali cả nước. Tăng cường hợp tác để trở thành nhà phân phối thường xuyên của các đơn vị sản xuất phân bón hóa học trong nước trên cả lĩnh vực cung ứng nội địa và xuất khẩu.

Chú trọng tham gia kinh doanh trong thị trường Nông sản, tăng dần tỷ lệ doanh thu của các mặt hàng này trong tổng cơ cấu doanh thu của toàn Công ty.

- Đối với các ngành hàng khác: Tập trung chỉ đạo và hỗ trợ để Công ty Cổ phần Vina G7 phát triển đúng kế hoạch nhằm tăng dần cơ cấu lợi nhuận từ G7 kết chuyển về Công ty mẹ.

Tiếp tục rà soát các khoản vốn đã đầu tư vào các Công ty Cổ phần trước đây, kiên quyết thực hiện thoái vốn tại các Công ty làm ăn không hiệu quả hoặc không có phương án phát triển khả thi.

Tập trung vốn và tăng cường đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản. Trước mắt trong năm 2010 triển khai trên phần đất đã mua tại Hà Nội theo hướng xây nhà chung cư để bán hoặc văn phòng cho thuê tùy theo việc thẩm định phương án tối ưu.

Để thực hiện được các mục tiêu định hướng trên, giao Hội đồng Quản trị xem xét tăng vốn từ 52 tỷ lên 70 tỷ vào thời gian thích hợp, đồng thời đề nghị Cổ đông thông qua Nghị quyết cho phép Công ty được thực hiện huy động vốn từ các nguồn với mức lãi suất không cao hơn mức vay của Ngân hàng Thương mại từng thời điểm để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, tiếp tục thực hiện chủ trương không đặt chỉ tiêu về khối lượng mua vào bán ra mà xây dựng kế hoạch theo doanh số và lợi nhuận. Trước mắt trong năm Tài chính 2010 đặt kế hoạch thực hiện doanh thu thuần hợp nhất của Vinacam và các Công ty thành viên (Vinacam chiếm 70% vốn trở lên) ở mức tối thiểu 2500 tỷ, trong đó doanh thu xuất khẩu từ các sản phẩm gỗ gia dụng của Vina G7 tối thiểu đạt 6 triệu usd. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt mức 20 tỷ, cổ tức phấn đấu 30%.

Kính thưa các Quý vị Cổ đông, Quý Đại biểu, Bạn hàng !

Con đường dài phía trước chắc chắn sẽ còn lắm chông gai. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngoài nỗ lực của bản thân tập thể CBNVC Công ty, chúng tôi rất mong được các vị Khách quý, các Đại biểu, Bạn hàng tiếp tục giúp đỡ chúng tôi phát triển.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của Quý vị hôm nay. Xin chúc tất cả các Quý vị Cổ đông, các Quý Đại biểu, Bạn hàng sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc, chúc mối quan hệ giữa chúng ta mãi mãi “Hợp tác cùng phát triển”. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Vũ Duy Hải


PHỤ LỤC BỔ SUNG

1.  Về kết quả hoạt động Sản xuất - Kinh doanh năm 2009:

STT

CHỈ TIÊU

NĂM 2009

SO VỚI NĂM 2008

SỐ LƯỢNG

(TẤN)

GIÁ TRỊ

(1.000đ)

SỐ LƯỢNG

(%)

GIÁ TRỊ

(%)

1

Tổng mua vào

Trong đó:- CN Nam Phát

                - CN Hà Nội

550.080

3.326.576.664

172,82

140,77

64.262

409.340.730

147,47

207,76

72.340

423.413.588

107,59

86,29

2

Tổng lượng bán ra

Trong đó: - CN Nam Phát

                 - CN Hà Nội

503.516

3.129.755.315

131,29

114,37

62.820

398.800.620

262,60

211,37

65.925

405.048.352

83,31

70,98

3

Tổng doanh thu

 

3.160.483.033

 

114,58

4

Tổng chi phí

Trong đó lãi vay

 

3.049.574.634

 

111,33

 

12.713.711

 

32,45

5

Lợi nhuận trước thuế

 

28.080.967

 

102,11

6

Nguồn vốn kinh doanh

Trong đó: - vốn chủ SH

                 - Vốn khác

 

101.200.000

 

136,79

 

52.000.000

 

100

 

49.200.000

 

223,83

7

Tài sản cố định

Nguyên giá

Khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại

 

 

 

 

 

64.749.122

 

119,72

 

16.066.326

 

147,67

 

48.682.796,

 

112,69

 

2.  Về kết quả hoạt động Sản xuất - Kinh doanh 4 tháng đầu năm 2010:

STT

CHỈ TIÊU

04 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

SO VỚI 04 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

SỐ LƯỢNG

(TẤN)

GIÁ TRỊ

(1.000đ)

SỐ LƯỢNG

(%)

GIÁ TRỊ

(%)

1

Tổng mua vào

Trong đó:- CN Nam Phát

                - CN Hà Nội

156.120

933.433.000

90,69

104,39

20.960

129.000.000

209,79

247,23

35.634

225.662.690

213,48

203,26

2

Tổng lượng bán ra

Trong đó: - CN Nam Phát

                 - CN Hà Nội

160.919

1.019.712.000

117,19

127,44

20.496

131.550.000

191,21

239,85

28.398

180.618.561

547,69

614,84

3

Tổng doanh thu

 

1.022.178.647

 

125,77

4

Tổng chi phí

Trong đó lãi vay

 

1.009.350.359

 

126,86

 

10.339.000

 

414,06

5

Lợi nhuận trước thuế

 

12.828.288

 

74,99

6

Nguồn vốn kinh doanh

Trong đó: - vốn chủ SH

                 - Vốn khác

 

102.640.000

 

125,31

 

52.000.000

 

100,00

 

50.640.000

 

169,32

7

Tài sản cố định

Nguyên giá

Khấu hao lũy kế

Giá trị còn lại

 

 

 

 

 

70.942.652

 

131,96

 

17.524.000

 

156,38

 

53.418.652,

 

125,53

Logo Tập đoàn VinacamTập Đoàn Vinacam

Tập đoàn Vinacam là một Tập đoàn đa ngành nghề, chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi tự hào là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm phân bón của Vinacam luôn được lựa chọn từ nhưng nhà sản xuất uy tín trên thế giới với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh và bao bì đẹp

Văn Phòng Chính(Khu liên cơ quan) 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Số ĐKKD: 0303800051 | Ngày cấp: 19/05/2005 | Sửa đổi lần 8 ngày: 10/10/2017 | Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP.HCM
Bản quyền © 2007 Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam.