Nga đóng băng xuất khẩu phân bón là một thách thức

Động thái đóng băng, dừng xuất khẩu phân bón của Nga - một trong những nhà xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới - có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Hình ảnh một công nhân đứng bên ngoài nhà máy sản xuất phân bón Phosagro của Nga. Ảnh: Times
Hình ảnh một công nhân đứng bên ngoài nhà máy sản xuất phân bón Phosagro của Nga. Ảnh: Times

Giá phân bón vốn đã tăng cao trong cả năm ngoái và đang tiếp tục gặp khủng hoảng mới kể từ khi Nga tấn công Ukraine khiến Mỹ và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này. Trong khi đó, chính phủ Nga tuyên bố tàm ngừng xuất khẩu phân bón amoni nitrat để bảo vệ nông dân trong bối cảnh chi phí đầu vào sản xuất tăng cao.

Theo giới quan sát, hiện vẫn không rõ liệu lệnh cấm xuất khẩu phân bón của Nga có bao gồm tất cả các quốc gia hay chỉ một số quốc gia phương Tây. Ngay cả Canada- là nhà cung cấp phân bón lớn của Mỹ, nhưng thị trường phân bón toàn cầu sụt giảm vẫn có thể là lý do khiến thúc đẩy chi phí.

Matt Dorsey, chủ một nông trại ở phía nam bang Idaho nói: Thật khó có thể đoán được giá cả và thị trường phân bón vào thời điểm này, trong khi nông dân đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tìm kiếm lao động.

Tuy nhiên, một số nông dân Mỹ cho biết họ sẽ chuyển đổi cơ cấu và loại cây trồng khác với truyền thống để phù hợp với điều kiện giá phân bón đắt đỏ. Lý do là bởi chi phí cao hơn đang vắt kiệt hầu bao của tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng, từ nông dân đến nhà phân phối cho đến người tiêu dùng.

Các lệnh trừng phạt Nga đang tác động đến giá phân bón trong nước cùng với lệnh cấm xuất khẩu của nước này đang có nguy cơ làm giảm nguồn cung phân bón trên toàn thế giới, trong khi mùa vụ mới đang đến gần.

Giới chuyên gia nhận xét, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng phân bón mới nhất có thể so sánh với cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh vào năm 2020, nhưng lần này nó có thể ảnh hưởng trên quy mô sâu rộng hơn bởi Nga là một trong năm nước sản xuất phân bón hàng đầu thế giới.

Tiến sĩ Chad Hart, giáo sư Kinh tế Tài nguyên tại Đại học Bang Iowa cho biết: “Rất nhiều người ngay lúc này đều đang muốn họ có phân bón, bởi mong mỏi của họ đã có từ mùa thu năm ngoái. Và mùa xuân này họ còn muốn nhiều hơn nữa”.

Năng suất ngô của Argentina năm nay dự kiến ​​sẽ ở mức thấp nhất trong 10 năm do thiếu phân bón và hạn hán trên diện rộng. Ảnh: EN 
Năng suất ngô của Argentina năm nay dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong 10 năm do thiếu phân bón và hạn hán trên diện rộng. Ảnh: EN

Tiến sĩ Hart cho rằng, điều này có hiệu ứng “quả cầu tuyết” đối với nông dân - thuật ngữ mô tả về một tình huống ban đầu nhỏ và không đáng kể nhưng sau đó tăng lên theo cấp số nhân với một tốc độ nhanh chóng.

Và xét trong bối cảnh nhiều quốc gia không ủng hộ Nga tấn công Ukraine lúc này thì thị trường phân bón nói riêng và hàng hóa nói chung vẫn đang tăng lên không phải là một bất ngờ.

Tiến sĩ Hart cho biết: “Giá cây con giống tăng cao hơn, giá lương thực tăng cao, giá nhiên liệu tăng cao, giá hàng tiêu dùng tăng cao. Mọi thứ đang đều phải đi theo xu hướng này để phản ánh những vấn đề thực tế".

Theo tiến sĩ Hart, nói rằng phân bò đang nổi lên là một giải pháp thay thế mới cho những người nông dân đang tìm cách cải tạo đất của họ, tuy nhiên giá cả những loại này cũng đang tăng lên.

Theo hãng Grow Intelligence, giá một số loại phân bón đã tăng vọt và tiếp tục được dự báo sẽ tăng 13% - 32% kể từ khi Nga bắt đầu động binh quân sự hôm 24/2.

Hiện nông dân ở nhiều nơi thậm chí đang phải kiểm tra đất hàng ngày trước khi xuống giống. Ông Hart cho biết: “Họ đang kiểm tra xem loại dinh dưỡng nào vẫn còn trong đất và chỉ cố gắng bổ sung lượng một lượng tối thiểu mà cây trồng cần vì họ đang cảm nhận được sự gia tăng chi phí đầu vào hơn ai hết trên đồng ruộng”.

“Kể từ mùa thu năm ngoái, chúng tôi đã chứng kiến chi phí phân bón tăng trung bình 40%,” Lance Britton, Chủ tịch tập đoàn phân bón Sharp Lawn Care cho biết.

Ông Britton nói thêm: “Chúng tôi đang cố gắng cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất có thể cho khách hàng của mình, nhưng chúng tôi có rất ít lựa chọn. Tóm lại, các doanh nghiệp đang làm tất cả những gì có thể để hiệu quả hơn, nhằm giúp tiết giảm chi phí”.

Ngày 14/3, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu chính phủ theo dõi  chặt giá bán lẻ các loại phân bón giữa lúc khan hiếm và chưa có giải pháp nào để giải quyết vấn đề khiến chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, ảnh hưởng đến giá lương thực và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Thái Lan.

Theo tờ Bangkokpost, Nga là quốc gia sản xuất kali, phân lân và phân nitơ hàng đầu thế giới với công suất hơn 50 triệu tấn phân bón mỗi năm, chiếm khoảng 25% sản lượng của thế giới.

Năm ngoái, Thái Lan đã nhập khẩu 500.000 tấn phân bón từ Nga thông qua một cảng biển ở Ukraine. Còn tính trung bình mỗi năm, Thái Lan nhập khẩu tổng cộng 5 triệu tấn phân bón, chủ yếu từ Trung Đông, Belarus, Nga, Canada, Trung Quốc và châu Âu.

Nhu cầu phân bón của Thái Lan vào khoảng 5 triệu tấn/năm, tuy nhiên nước này chỉ có khả năng sản xuất 8% phục vụ nhu cầu trong nước.


KIM LONG (Theo NNVN)