Khi nông dân tự bơi

Khi giá phân bón tăng phi mã, các cơ quan quản lý đã không quyết liệt sử dụng các "van" kỹ thuật, để điều tiết giảm nhiệt thị trường. Thay vào đó có cán bộ của cơ quan quản lý lại ngẫu hứng tư vấn giảm 1/2 lượng phân bón thậm chí chấp nhận giảm năng suất để giảm tỷ suất đầu tư

Người nông dân đang phải tự bơi khi đã khốn cùng vì đại dịch nay lại còn gánh thêm chi phí sản xuất khi giá cả phân bón tăng cao.
Người nông dân đang phải tự "bơi" đã khốn cùng vì đại dịch nay lại còn gánh thêm chi phí sản xuất khi giá cả phân bón tăng cao và biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

Hơn một năm nay, bắt đầu từ cuối năm 2020, cả thế giới đã điên đảo vì bệnh dịch Covid và càng đảo lộn hơn kể từ ngày 24/2/2022, sau khi Nga quyết định tiến hành “Chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine. Cả thế giới đã đứng hình nhìn chuỗi logistic bị đứt gẫy, giá cả tất cả các mặt hàng tăng chóng mặt, trong đó phân bón đã có giá cao nhất kể từ 50 năm trở lại đây.

Phải thẳng thắn mà nói, giá phân bón trong nước tăng nhanh trong suốt thời gian qua dường như không nằm trong kịch bản đối phó nên các Cơ quan quản lý Nhà nước rất lúng túng khi hóa giải. Thực tế, cũng đã có nhiều cuộc họp liên Bộ, liên Ngành được tổ chức nhưng dường như chỉ dừng lại ở việc nhận định và tìm kiếm nguyên nhân tăng giá mà ít có biện pháp kỹ thuật để bình ổn, kéo giá phân bón xuống, giúp người nông dân vốn đã khốn cùng vì đại dịch. Tất cả dường như đều đồng ý việc phân bón trong nước tăng (đặc biệt là Urea – mặt hàng chủ lực theo quy định, vẫn đang là mặt hàng chịu sự quản lý giá của Cơ quan quản lý Nhà nước) là do chi chi phí đầu vào tăng, do giá vận chuyển tăng (nhưng) không có bất cứ câu hỏi nào đặt ra, tại sao các nhà sản xuất phân Urea trong nước đều có lãi khủng gấp nhiều lần những năm trước?

Chúng tôi đã trực tiếp nhiều lần đi thị trường các tỉnh, gặp gỡ được cả nông dân trồng lúa, trồng các loại cây ăn trái khác như Thanh Long, nhãn, xoài, sầu riêng,… Mới thấy bão giá và mê hồn trận hàng nhái, hàng giả, đã khiến nông dân thậm chí không phải là “tự bơi” mà đang tự “quẫy đạp’ vì bị nhấn chìm trong nợ nần do thất mùa, giá rớt nông sản phải đổ bỏ. Có thể nói chưa bao giờ tình cảnh của người nông dân thảm thương như hiện nay, họ hay hỏi cán bộ Vinacam “sao chính sách của các anh như ở trên trời”?!! – Chúng tôi hiểu họ không hỏi chúng tôi mà hiểu họ muốn nhờ chúng toi chuyển tâm tư của họ đến của các nhà quản lý.

Nông dân thậm chí không phải là “tự bơi” mà đang tự “quẫy đạp’ khi chi phí sản xuất tăng cao, nông sản không thể thông quan bị ùn ứ có nguy cơ đổ bỏNông dân thậm chí không phải là “tự bơi” mà đang tự “quẫy đạp’ khi chi phí sản xuất tăng cao, nông sản không thể tiêu thụ được mà phải đổ bỏ.
Nông dân thậm chí không phải là “tự bơi” mà đang tự “quẫy đạp’ khi chi phí sản xuất tăng cao, nông sản không thể tiêu thụ được mà phải đổ bỏ.

Năm 2021, kể từ khi giá phân bón Urea và DAP trong nước tăng phi mã, dường như các Cơ quan quản lý đã quên các biện pháp kỹ thuật, các “van” điều tiết để thị trường giảm nhiệt. Cấm xuất khẩu thị dường như không thể vì còn phải “nghiên cứu xem có vi phạm hiệp đinh WTO không”!. Mãi gần đây một trong các công cụ hữu hiệu là chính sách thuế xuất khẩu mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất và Bộ Tài chính đang trong quá trình dự thảo xin ý kiến các Bộ, Ngành, Cơ quan hữu quan để trình Chính phủ trong quý III/2022.

Có nhiều câu hỏi đặt ra, áp thuế xuất khẩu đối với phân bón có làm giảm giá phân bón trong nước hay không? Có rất nhiều ý kiến đa chiều đã được đăng tải trên báo chí. Dưới góc nhìn của Vinacam, chúng tôi cho rằng: Ở mọi chế độ, mọi loại hình Nhà nước thì thuế luôn là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý và điều tiết nền kinh tế theo mong muôn của nhà quản lý. Tất nhiên, chính sách thuế khi áp dụng sẽ luôn luôn không thỏa mãn và làm hài lòng tất cả, có thể biểu thuế này sẽ có lợi cho nhà sản xuất nhưng không lợi cho nhà lưu thông phân phối, hoặc người tiêu dùng và ngược lại. Thế nên, tại Mỹ và một vài nước khác, khi việc vận động hành lang (Lobby) để áp dụng hay không áp dụng biểu thuế đối với lĩnh vực này hay lĩnh vực khác đã được coi là hợp pháp để phục vụ cho lợi ích nhóm của các đối tượng muốn hoặc không muốn áp dung thuế đối với lĩnh vực của mình.

Trở lại Việt Nam với câu hỏi “Chính sách thuế có thể giảm giá phân bón được không”?

Vì chính sách thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô nên chắc chắn khi áp dụng chính sách thuế phù hợp thì các Cơ quan quản lý sẽ điều tiết được giá phân bón trong nước. Xin đơn cử, mới chỉ nghe Bộ Tài chính dự thảo trình Chính phủ áp thuế xuất khẩu đối với phân bón thì mặc dù khu vực phía Nam đang là chính vụ, giá Urea đã lập tức giảm sốc. Cụ thể, cuối tháng 4, giá bán urê Ninh Bình, Hà Bắc, Phú Mỹ, Cà Mau tầm 17.000- 17.500 đồng/kg; từ đầu tuần này giảm còn khoảng 16.200- 16.500 đồng/kg. Tác động này do người buôn bán, tích trữ lượng lớn phải xả hàng ra. Như vậy, nếu chính thức áp thuế phù hợp thì sẽ tác động để lượng cung tăng, không còn hiện tượng găm hàng tích trữ, giá phân bón sẽ được bình ổn. Tuy nhiên, điều quan trọng chính sách thuế khi áp dụng phải đảm bảo hài hoà được lợi ích người sản xuất, với người nông dân. Để hài hoà thì không nên để mức thuế xuất khẩu cố định 5% cho tất cả các mặt hàng phân bón. Chúng tôi cho rằng, nếu áp thuế cứng nhắc 5% như Dự thảo thì tính tích cực sẽ không cao mà có thể ngay lập tức phản tác dụng vì nhu cầu tiêu thụ phân bón hoàn toàn dựa theo thời vụ ngắn hạn. Thực tế đối với sản xuất Nông nghiệp khi gần vào vụ nhu cầu phân bón cao, hết vụ, nhu cầu phân bón không còn. Trái lại các nhà máy sản xuất là dây chuyền công nghiệp luôn cho ra số lượng ổn định suất 12 tháng/năm nên khi thị trường có nhu cầu (vào vụ) thì bán được còn lúc thấp điểm (hết vụ) trong nước giảm nhu cầu thì nhất thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu. Do vậy điều tiết thuế làm sao phải thoả mãn, bình ổn cho người nông dân, tức là khi trong nước có nhu cầu thì phải chặn bớt xuất khẩu để tăng nguồn cung và không để thiệt nhà sản xuất khi nhu cầu trong nước giảm; Nên chăng cần áp dụng chính sách thuế linh hoạt

Chính sách thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô nên khi áp dụng chính sách thuế phù hợp sẽ điều tiết được giá phân bón trong nước.
Chính sách thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô nên khi áp dụng chính sách thuế phù hợp sẽ điều tiết được giá phân bón trong nước.

Ví dụ, chấp nhận mức giá biến đổi và chỉ tiêu lợi nhuận của nhà máy sản xuất Urea, DAP, MAP trong nước trên cơ sở các chỉ số cấu thành giá hợp lý để nhà sản xuất nào cũng có lời. Khi giá bán nội địa tăng hơn mức giá biến đổi được duyệt đến 20%-30% (tăng hơn tỷ suất lợi nhuận, do nhà máy xây dựng và được Cơ quan quản lý duyệt) thì bắt đầu áp thuế xuất khẩu (ví dụ 5%) nhưng nếu thị trường tăng đến 50%-70%-100% vv… thì mức thuế xuất khẩu sẽ tăng luỹ tiến lên 10%-30%-50%... thậm chí đến 100% để bảo đảm nguồn cung thị trường nội địa, làm giá nội địa không tăng quá mức. Ngược lại, khi giá trong nước sát chi phí biến đổi, nguy cơ nhà sản xuất lỗ thì thuế nhập khẩu lập tức được kích hoạt theo chiều ngược lại và thuế xuất khẩu tự động bị triệt tiêu.

Vinacam cho rằng không nên đánh thuế đồng hạng tất cả các loại phân bón. Với phân Kali, SA nhập khẩu, không chịu thuế và Nhà nước cũng không hỗ trợ gì cho doanh nghiệp nhập khẩu, do vậy không nên đánh thuế xuất khẩu phân Kali; việc áp thuế xuất khẩu đồng hạng với NPK thậm chí sẽ có tác dụng ngược, triệt tiêu sức cạnh tranh của các nhà sản xuất NPK trong nước đối với các nhà sản xuất NPK khác trong khu vực vì, thực tế sản xuất NPK hiện nay theo thiết kế dư thừa rất nhiều. Mặt khác, phần lớn sản xuất NPK trong nước hiện nay là làm công tác phối trộn, nó giống như một hoạt động gia công từ các nguồn nguyên liệu phân đơn khác, do vậy cần khuyến khích doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này tăng cường xuất khẩu. Thuế phòng vệ DAP, MAP nên dừng, vì thực tế vừa qua, thời điểm giá trong nước tăng đột biến thì tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm DAP sản xuất trong nước đã chiếm tỉ trọng lớn làm thiếu hụt nguồn cung, làm tăng giá thị trường nội địa. Hiện tại cơ bản các nhà máy sản xuất DAP, MAP đã có lãi, cân đối được tài chính, nếu tiếp tục duy trì thuế phòng vệ đối với DAP, MAP để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ làm tăng gánh nặng cho người dân làm nông nghiệp.

Còn nhớ, khoảng 7 năm trước (2014), khi phân bón đang duy trì mức thuế VAT 5% thì các nhà máy sản xuất phân bón trong nước và cả Hiệp hội Phân bón Việt Nam đều nhất loạt đề nghị không nên áp dụng thuế VAT cho phân bón vì “VAT đánh vào người tiêu dùng, việc duy trì thuế VAT 5% sẽ khiến người nông dân phải chịu thêm 5% thuế khi mua hàng…” Cho đến nay, việc đề xuất áp dụng lại thuế VAT cũng lại chủ yếu trên cơ sở “để các doanh nghiệp sản xuất được khấu trừ thuế VAT đầu vào làm giảm giá thành sản xuất để giảm được giá bán ra”. Chúng ta đều biết, Giá và Giá trị là 2 thứ thường không gặp nhau. Giá thị trường do thị trường quyết định, do cung và cầu, cung nhiều cầu ít thì giá thấp, cung ít cầu nhiều thì giá cao do vậy cho rằng áp thuế VAT nhà sản xuất được khấu trừ VAT đầu vào giúp giảm giá thành sẽ giảm giá bán là khiên cưỡng nhất là trong thời điểm Quốc hội vừa quyết định điều chỉnh thuế VAT hàng tiêu dùng từ 10% xuống 8% như vừa qua.


(Kỳ tới: Khi giấy phép lưu hành phân bón trở thành hàng hóa)


VINACAM

Logo Tập đoàn VinacamTập Đoàn Vinacam

Tập đoàn Vinacam là một Tập đoàn đa ngành nghề, chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi tự hào là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm phân bón của Vinacam luôn được lựa chọn từ nhưng nhà sản xuất uy tín trên thế giới với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh và bao bì đẹp

Văn Phòng Chính(Khu liên cơ quan) 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Số ĐKKD: 0303800051 | Ngày cấp: 19/05/2005 | Sửa đổi lần 8 ngày: 10/10/2017 | Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP.HCM
Bản quyền © 2007 Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam.