Quy trình trồng lúa Japonica

Lúa là cây lương thực chính đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây lương thực có diện tích canh tác lớn nhất, hiện có nhiều giống lúa mới được chuyển giao cho bà con phát triển sản xuất, trong đó các giống lúa thuần được bà con lựa chọn. Một trong những bộ giống mang lại năng suất cao và đang được đẩy mạnh nhân rộng là giống lúa Nhật- Japonica. Bài viết này sẽ giúp bà con nắm vững  quy trình canh tác của giống lúa Nhật - Japonica, từ đó tăng năng suất, chất lượng mang lại giá trị cao.

Quy trình trồng lúa JaponicaI. CHỌN GIỐNG LÚA

Nên sử dụng các giống lúa Japonica thuần chủng được xác nhận, có nguồn gốc rõ ràng được cung cấp bởi các đơn vị có uy tín. 

Lúa giống Japonica phải đạt một số yêu cầu cơ bản sau: 

  • Lúa phải sáng hạt, đồng đều, không lẫn. 
  • Độ nảy mầm đạt trên 80% 
  • Lúa không nhiễm hạt cỏ dại 

II. CHUẨN BỊ ĐẤT

  • Dọn sạch cỏ. 
  • Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng. 

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

- Khử lẫn: trong trường hợp vụ trước đã canh tác các loại lúa khác, nay chuyển sang canh tác lúa Japonica thì phải áp dụng biện pháp khử lẫn hiệu quả (phương pháp khử lẫn 2 giai đoạn): 

  • Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch lúa của vụ trước, bà con tiếp tục dẫn nước vào để những hạt lúa trên ruộng nảy mầm rồi dùng thuốc trừ cỏ để diệt hết lúa đã nảy mầm. Tiến hành cày xới ruộng để diệt tất cả mầm lúa và cỏ còn sót lại từ vụ trước.
  • Giai đoạn 2: Khi canh tác vụ Japonica, sẽ còn một số lúa lẫn của vụ trước sinh trưởng đồng thời. Đến khi lúa Japonica được khoảng 2 tháng, bà con nhổ lúa lẫn (là những cây lúa cao hơn sinh trưởng sớm hơn).


III. BIỆN PHÁP GIEO SẠ 

  1. Chuẩn bị hạt giống

    Ngâm lúa giống với dung dịch Axit (30%) với lượng 100ml pha với 100 lít nước ngâm cho 100kg giống. Ngâm lúa trong 24 giờ vớt ra xả nước và ủ sạ bình thường.

  2. Biện pháp gieo sạ

    Gieo sạ bằng phương pháp cấy hay kéo hàng và sạ tay theo kiểu truyền thống. Lượng giống gieo sạ theo từng phương pháp cụ thể như sau (số liệu từ nông dân xã Tân Tuyến): -Phương pháp cấy: 85 - 90kg/ ha. -Phương pháp sạ kéo hàng: 100 -120 kg/ ha. -Pương pháp sạ tay rãi trực tiếp: 130 - 150kg/ ha.

IV. BÓN PHÂN 

Áp dụng trên diện tích 1000m2 

  • -Giai đoạn mạ (8-10NSS): 5 - 7kg Urea (NSS: ngày sau sạ) 
  • -Giai đoạn đẻ nhánh (22-25NSS): 7kg Urea – 8kg DAP 
  • -Giai đoạn (30-35NSS): 15kg DAP - 5kg Urea - 5kg Kali 
  • -Giai đoạn làm đòng (55-60NSS) bón chia làm hai đợt: 
    • Đợt 1: 13kg Urea - 13kg Kali 
    • Đợt 2 (7 ngày sau khi bón đợt một): 7kg Urea – 7kg Kali 
  • -Tùy theo sự sinh trưởng của cây mà có sự điều chỉnh lượng phân cho phù hợp 
  • -Sử dụng bản so màu lá lúa để cân chỉnh lượng phân cần bón.

V. QUẢN LÝ NƯỚC

  • Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ, đánh rãnh thoát nước trên ruộng lúa giữa khô mặt ruộng và phòng tránh hao hụt khi trời mưa và giữ khô mặt ruộng. 
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): 7-10 NSS cho nước vào ruộng để bón đợt phân đầu tiên. Sau khi bón đợt phân đầu tiên 4-5 ngày tiến hành tháo nước ra và cho nước mới vào. Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Sau khi bón đợt phân 30-35 NSS khoảng 3 - 5 ngày cần tháo nước nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào. 
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (55-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3 - 5 cm để bón phân đón đòng. Sau khi bón đón đòng 5-10 ngày thì tháo nước ra đợi khi lúa trổ lẹt xẹt (khoảng 20%) thì cho nước vào. 
  • Giai đoạn chín (80-120 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2 - 3 cm cho đến giai đoạn chín vàng. Tháo cạn nước trong ruộng ra 7 - 15 ngày trước khi thu hoạch. 

VI. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI

Sử dụng các thuốc tiền nảy mầm ở đầu vụ và thuốc hậu nảy mầm để trừ cỏ sót trong ruộng. Cho nước vào ruộng để kiểm soát cỏ. 

VII. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI 

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Theo dõi các loại dịch hại đặc trưng trong từng thời kỳ của lúa. Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ (áp dụng phương pháp 4 đúng): 

  • Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND. 
  • Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND. 
  • Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG. 
  • Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND. 
  • Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H. 
  • Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H. 

VIII. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

  1. Bệnh đạo ôn:

    Thăm đồng thường xuyên 5 - 7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời. Bón phân hợp lý, theo dõi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA 525EC; Kabim 30EC... để phun. 
  2. Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top… 

  3. Bệnh Bạc lá:

    Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu(mưa nhiều). Bệnh lây lan qua con đường hạt giống và dịch vi khuẩn trên lúa. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống và sử dụng các thuốc đặc trị vi khuẩn. 

IX. PHÒNG TRỪ ĐỘNG VẬT HẠI

  1. Phòng trừ chuột hại

    -Phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

    -Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn với thuốc gốc Phosphine hay Wafarin để làm mồi diệt chuột, nên đặt nhiều đợt, cách nhau 4 - 5 đêm.

    -Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và bịt miệng hang lại. -Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.

  2. Phòng trừ ốc bưu vàng hại lúa 

    Đánh rãnh thoát nước để ốc không ăn mầm lúa và để dồn ốc xuống rãnh để thuận tiện cho việc diệt ốc. Khi lúa lớn có thể thả vịt vào để ăn ốc. Thu gom và tiêu diệt tất cả trứng ốc trên ruộng lúa. Dùng thuốc đặc trị ốc và thuốc bả mồi để diệt ốc. 

X. THU HOẠCH

  • Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 35 - 45 ngày hoặc khi thấy 85 - 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt. 
  • Sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa 

XI. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN (SƠ CHẾ)

  • Trong vụ đông xuân, độ ẩm của lúa từ khoảng 24 - 26% do đó có thể rút ngắn thời gian sấy khoảng 24 tiếng. 
  • Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng chất cây. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13 - 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.


(Vinacam Tổng Hợp)

Logo Tập đoàn VinacamTập Đoàn Vinacam

Tập đoàn Vinacam là một Tập đoàn đa ngành nghề, chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi tự hào là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm phân bón của Vinacam luôn được lựa chọn từ nhưng nhà sản xuất uy tín trên thế giới với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh và bao bì đẹp

Văn Phòng Chính(Khu liên cơ quan) 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Số ĐKKD: 0303800051 | Ngày cấp: 19/05/2005 | Sửa đổi lần 8 ngày: 10/10/2017 | Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP.HCM
Bản quyền © 2007 Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam.