Truyện ngắn Ông "uỷ quyền": Gương tày liếp
Ông "uỷ quyền" (Xuân tóc đỏ thời nay - khảo dị) là một câu truyện ngắn kể về giám đốc May với nguồn gốc xuất thân và quãng đời chẳng lấy gì làm đẹp đẽ của hắn
PHẦN IV
GƯƠNG TÀY LIẾP
Ơn Giời, Bố, Mẹ May dù chả được thằng con quan tâm đến mấy nhưng thanh bạch, lại hay lam hay làm nên Gia tiên phù hộ cả năm chả mất một đồng mua thuốc. Hồi còn Hợp tác thời bao cấp cũ, nhà gần sân kho, thóc lúa phơi đầy ra đấy nhưng các cụ cũng chả có tơ hào một hạt. Dân làng cứ bảo “quái cái nhà ông bà này tốt tính thế mà sao lại nảy nòi ra cái thằng nghịch tử báo hại gia phong như vậy?” (Đấy là chuyện nói sau này, khi cơ sự của May đã quay về “cái máng lợn” như câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Bây giờ lúc May đang mạnh, đang là “gương sáng” của làng thì cũng chẳng thấy ai nhắc lại các thành tích bất hảo của May khi trước).
Trái với ông bố đẻ quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời để lấy củ khoai, hạt lúa, cả đời chả biết mưu mô, lừa gạt một ai. Họ nhà May có ông chú gặp vận làm to – cũng phải nói thêm May được về làm rể nhà ông bố vợ bây giờ, sâu xa cũng có một tay ông chú ấy ghép vào vì lúc đầu bố vợ May tỏ ý không ưng “Thà con gái ế, Tao cũng không gả cho thằng ấy”!. Thế nhưng đời ai học được chữ ngờ, lúc đó Lão đang bị “phốt”, ông chú May thì lại là cấp trên trực tiếp nên đành chịu phép, cắn quả bồ hòn khen là kẹo ngọt. Ông chú May là người được học hành tử tế. Thời còn đánh Mỹ, thay vì phải ra chiến trường như bao lớp trai làng khác, nhờ thông minh, sáng dạ ông được cử đi Liên Xô, sau đó tiếp tục đi Trung Quốc học. Học xong, về nước thì đã hòa bình, thế là gặp thời, có chữ, con đường hoạn lộ cứ lên vùn vụt.
Sau hai năm nhận chức ở công ty mới, liều mạng làm ăn, coi Trời bằng vung được một thời gian, cơ hồ nhận thấy đang bị “bao vây”, May đánh đường tìm đến nhà ông chú họ (Giờ đã về hưu – hưu nhưng còn mạnh lắm vì đàn em Ông còn ngồi ở đủ các ngành, các giới). Đã lâu, dễ đến mấy năm sau đận nhận sổ, từ quan chả thấy thằng cháu đâu, nay đột nhiên lại thấy nó vác cái mặt lưỡi cày ghé đến. Tính không thèm tiếp, nằm trên lầu nghe vợ gọi, Ông cứ lờ đi. Thằng cháu tinh ranh biết ý, sau khi đã giúi cho Bà cô cái phong bì giày quạc, lần đến tận chỗ Ông nằm, miệng giả lả: Lâu quá con về đơn vị mới, bận lo sắp xếp tổ chức, chẳng đến thăm chú được. Hôm nay có cân cao hổ cốt, mấy thằng lính cơ quan nó nấu, con biếu chú ngâm rượu uống cho khỏe khớp, mạnh gân. Là người lão luyện, già đời, kiến thức uyên thâm, chứ không “Tiến sỹ giấy” như thằng cháu họ, Ông nghe mùi biết tỏng nó lại muốn nhờ vả gì đây.Đưa đi, đẩy lại mãi, sau khi thêm cái phong bì, Ông mới nhỏm dậy, vớ cái ba toong vịn tay thằng cháu xuống cầu thang, đi vào phòng khách. Chả cần ngồi nghe thằng cháu kể lể dài dòng, Ông phán: “ Đất cơ quan anh đang ở là nơi linh thiêng khoa cử ngàn đời, anh là loại vô sư, vô sách, mới có lớp bảy mà đã dám làm học vị Tiến sỹ để dọa thiên hạ. Các Cụ quở cho là phải. Anh nặng vía lắm, phải cận thận tu thân mới được – nhưng xem ra anh thì tu cái nỗi gì, có mà “tu hú”. May gãi đầu bảo: Dạ, lúc mới về, cháu cũng đã mời Thầy yểm đảo, Thầy cũng có ý thế, cháu đã cho thành lập hẳn một Ban thuộc Phòng Tổ chức Hành chính, chuyên lo hương khói, mùa nào thức nấy, đâu có dám quên, đâu chỉ có là ngày rằm, mùng Một?!.
Ông chú họ thủng thẳng: “Các anh là cái loại hậu sinh, bằng vay học mượn, láu cá, láu tôm. Thánh Thần mà các anh tưởng bịt mắt được à? Khi xưa lúc bé, ăn cắp quả trứng gà bỏ vào túi áo mà nào đã che được mắt dân. Ngày nay, lùa cả đàn bò, đàn trâu như thế, che được mắt ai? Muốn yên ổn mà làm ăn thì phải có vây, có cánh con ạ! Ở đời khôn cũng chết, dại cũng chết, đứa biết là đứa sống!”.
Nghe Ông Chú nói, May ngơ ngác như đứa trẻ trâu, u mê lạc vào ma trận, nghe đấy mà chẳng hiểu gì, mặt cứ ngây đần như ngỗng đực. Biết ý, Ông chú tóm gọn một câu: Mày mới chỉ lo được cái phần “âm”, nhưng “âm” sao, “dương” vậy, có âm là phải có dương, âm thì xa nhưng dương thì gần, không có Sếp lớn che cho, có mà ăn cám!”
Thì đành thế, con cũng biết, của đồng chia ba, của nhà chia đôi, dưng mà Sếp thì nhiều như quân Nguyên, các ngành, các giới cứ hoa cả mắt, chỗ nào cũng oai, cũng dọa, cũng hù được, con rối lắm. Thôi chú thương, chú chỉ đường cho con cụ thể chứ con có mệnh hệ gì thì cũng cùng gia tộc lại xấu lây cả chú.
Thằng này láu cá! Ông chú nghĩ, thôi gì thì gì nó nói cũng phải,lọt sàng, xuống nia, sểnh đầu vai xuống cánh tay chứ có xuống hố bom đâu ? Ông nghiêm giọng truyền cho May câu thần chú : Biết sống ấy là biết cho đúng lúc. Thời buổi này đã là lãnh đạo mà càng lãnh đạo to thì cơ man nào là người muốn cầu thân, biếu xén, thậm chí chúng nó còn rình nhau xem thằng trước cho cái gì để mình cho cái to hơn , quý hơn ! To, quý dĩ nhiên là tốt nhưng cái để cho người ta phải nhớ đến mình ấy là mình phải cho đúng cái người ta cần. Lão nghiện thuốc thì mày phải biếu thuốc mà phải biếu đúng loại hàng độc người ta đang ước, đang thèm chứ Mày có vác chai rượu 60 năm đến người ta cũng nhìn bằng nửa con mắt – Lão nghiện chè thì phải biếu chè – Lão than nhà nhỏ thì phải đổi nhà to – Lão đã từng thừa mứa sơn hào hải vị, thèm ăn canh cua, mắm cáy thì phải biết mời ăn canh cua, mắm cáy – Lão vợ già, háo sắc thì phải biết “cúng” chân dài, người mẫu… Phải khoặc người ta vào với mình, dính chùm vào với mình để nổi cùng nổi, chìm cùng chìm thì mới được. Quan hệ là phải biết nhìn xa, trước tiên là ông tổ chức, muốn đến quan trên “Mẫu nghi thiên hạ” thì phải biết cúi luồn mấy ông trợ lý, tham mưu giúp việc rồi đến ông bảo vệ pháp luật , mấy ông thông tin, văn hóa, phụ trách âm li , loa đài ..Ăn là phải chia, phải tạo ra “lợi ích nhóm” thì mới được ! Thói đời, từ xưa đến nay hễ có việc gì sai trái xảy ra thì Phủ phải bênh phủ, Huyện phải bênh huyện !. Mày cứ làm đúng thế, có đào hết đất cơ quan, sập nhà, chết người bên hàng xóm cũng đảm bảo đố có ông nào nói gì !.Không bênh, không bịt miệng thiên hạ lại giúp mày, Tao là cứ đi đầu xuống đất !
Ngay sau đận ấy, nhân tháng cô hồn, đúng dịp xá tội vong linh, thực hiện diệu kế “ Của người phúc ta - Mượn hoa cúng Phật” Ông chú đã truyền, May chỉ đạo đàn em trích quỹ cơ quan mua cả góc vạt sen Tây Hồ, chọn đúng sớm mai 14 khi hoa vừa hé, dùng chè Tuyết san hảo hạng sao tay trên than gỗ ghiến bỏ vào từng bông rồi lấy giấy hồng điều quấn lại. Để đúng một ngày, một đêm cho chè và sen đã hương thơm quấn quít , sớm 15 – ngày rằm tháng 7, May chọn lấy 10 bông sai cắt cả cành xếp lên mâm đồng, phủ vải hồng điều sửa lễ phần ÂM dâng lên Thánh Quan Tổng Trấn . Còn 18 bông to, đẹp nhất , sai đánh cả gốc trồng vào 2 chậu sứ cổ, men ngọc hoa lam đời Tống, theo chân lão “Ba toác” mang đến nhà riêng biếu bác Quan Trần.
Thật đúng “Nhân bảo như Thần bảo”, đức Quan Trần tiếp nhận lễ vật mà lòng cứ rưng rưng bởi với Ngài quyền cao chức trọng, lễ vật có đầy, muốn gì được nấy nhưng những đứa biết “gãi” như May thì quả xưa nay còn hiếm hơn cả lá mùa thu vậy !
Từ ngày được lọt mắt bề trên, May được Quan Bác chở che, mách, chỉ cho đường đi nước bước. Thế là mặc đơn từ tố cáo, mặc cho Kết luận Thanh tra .. bao việc tày đình bỗng chốc được xé ra gạt bé, lược bớt tội danh, từ sai thành đúng, từ tham nhũng thành thanh liêm !
Mưu kế của ông chú ruột thật quả là đắc dụng vì Trạng chết thì Chúa cũng băng hà, lợi ích nhóm quả là tuyệt kỹ võ công. May lại cười ha hả, lãnh đạo cấp trên sợ vía quan Trần tiếp tục “quy hoạch” May vào hàng kế cận.
Ngay sau đận ấy, lão Ba toác biết đã xôi hỏng, bỏng không, trót dại dẫn May biết hết đường đi nước bước, thuộc hết số nhà. Khi “con ong đã tỏ”, lão đành ngậm ngùi làm đơn chuyển đi chỗ khác. Kể cũng còn may vì có quan anh nghĩ đến chút tình giới thiệu, Lão lại nhẩy được vào chân giám đốc quản lý của một công ty công ích với nhiệm vụ chính là bán thầu lấy tiền chênh bỏ túi !
Nghĩ mình đã là con, là cháu của “Giời” , tiền đã vung như mưa rào như thế, tội tày đình mà đã thoát ngon đi như thế, vì những tưởng sẽ chẳng còn ai giám động đến cái lông chân , May được thể ….